Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần 4 Thường Niên Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Cùng với Giáo Hội, chúng ta đang cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh,

một thời điểm Thường Niên hậu Giáng Sinh về chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14).

Do đó, chúng ta thấy các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho thời điểm Thường Niên hậu Giáng Sinh này

về việc tỏ mình ra của "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) nơi/qua Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét,

một Nhân Vật Lịch Sử đã được Mose trong Bài Đọc 1 hôm nay tiên báo cho dân Do Thái khi còn ở trong hoang địa như thế này:

"Chúa là Thiên Chúa các ngươi, sẽ gầy dựng giữa các ngươi và giữa những anh em các ngươi, một tiên tri như ta: các ngươi sẽ nghe lời người...

Ta sẽ đặt vào miệng người những lời của Ta, người sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta sẽ truyền cho người."

Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét, như Mose báo trước này, đã được:

1- Chúa Cha từ trời tuyên bố: "Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng" (Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa B);

2- Tiền hô Gioan tuyên xưng và giới thiệu với 2 môn đệ của ngài "là Chiên Thiên Chúa" (Phúc Âm Chúa Nhật II B)

Và chính bản thân của Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét cũng đã:

3- Công bố toàn bộ sứ vụ Thiên Sai của mình: "Thời gian đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến. Hãy ăn năn hối cải và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật III B)

4- "Dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người" (Phúc Âm Chúa Nhật IV B)

Vị Giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI đã phải dành dụm từng giây phút trong triều đại giáo hoàng của mình để hoàn tất bộ sách quan trọng nhất của Ngài, xuất bản năm 2007,

đó là bộ sách 3 cuốn với tựa đề là: "Giêsu Nazaret", trong đó, ngài có trích dẫn lời tiên báo về "vị tiên tri như ta" của Mose ở Bài Đọc 1 CN IV B Thường Niên hậu Giáng Sinh,

với mục đích chứng minh cho thấy "historical Jesus" chính là "Christ of faith", hay Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét chính là Đức Kitô Thiên Sai

một sự thật ngài đã nhận thấy và cảm thấy đang bị đe dọa tách rời nhau, nguy hiểm đến độ có thể hoàn toàn bị hủy hoại, nên ngài cần phải nỗ lực chứng thực.

Theo chiều hướng PVLC về "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" của Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh như được phân tích trên đây,

chúng ta tiếp tục cử hành PVLC suốt cả Tuần IV Thường Niên ở những đường links sau đây:

bé tĩnh

Tuần 4

TN.CNIV-A.mp3 / 

https://youtu.be/aqYoGq4sHAE (youtube từ mp3)

 https://youtube.com/live/W7LkRNjYuTM (chia sẻ livestream)

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNIV.MTN.B.mp3 / 

https://youtu.be/Ccv_yfv-3w0

 LeThanhTomaTienSi.mp3 / ThanhTomaTienSiHoiThanh.mp3 / 

https://youtu.be/tGf8zgExMWo (28/1 - Chúa Nhật)

TN.IV-2.mp3

Thu.3.IV-TN.mp3

Thu.4.IV-TN.mp3

LeThanhGioanBosco.mp3 (31/1 - Thứ Tư)

TN.IV-5.mp3

TN.IV-6.mp3

MeDangChuaTrongDenTho.mp3 / 

https://youtu.be/YIRvIPcU7Bw (2/2 - Thứ Sáu)

TN.IV-7.mp3

ThanhBlasio-ThanhAnsgario.mp3 / 

https://youtu.be/OMYMCurEd8k (3/2 - Thứ Bảy)

 

 


ĐỨC KITÔ - THẦN HIỂN

Mới đọc Bài Đọc I cho Chúa Nhật Thứ IV Thường Niên Năm B hôm nay, nếu lưu ý tới tâm thức của dân Do Thái qua giòng lịch sử, sẽ thấy có một sự mâu thuẫn thật là mâu thuẫn ở nơi họ. Đó là, họ tỏ ra sợ hãi Thiên Chúa, nhất là mỗi khi Ngài tỏ mình ra cho họ, nghĩa là qua sự kiện thần hiển của Ngài (theophany), một cuộc thần hiển bao gồm những hiện tượng sấm xét, mây mù, lửa bốc, khói tỏa, động đất v.v. như trong biến cố ở Núi Sinai, được thuật lại trong Sách Xuất Hành (19:16-20) như sau:

"Ðến ngày thứ ba, ngay từ sáng, có sấm chớp, mây mù dày đặc trên núi, và có tiếng tù và thổi rất mạnh. Toàn dân trong trại đều run sợ.Ông Mô-sê đưa dân ra khỏi trại để nghênh đón Thiên Chúa; họ đứng dưới chân núi.Cả núi Xi-nai nghi ngút khói, vì Ðức Chúa ngự trong đám lửa mà xuống; khói bốc lên như khói lò lửa và cả núi rung chuyển mạnh.Tiếng tù và mỗi lúc một tăng lên rất mạnh. Ông Mô-sê nói, và Thiên Chúa trả lời trong tiếng sấm.Ðức Chúa ngự xuống trên núi Xi-nai, trên đỉnh núi. Người gọi ông Mô-sê lên đỉnh núi, và ông đi lên".

Lý do họ đã không muốn thấy những cuộc thần hiển kinh thiên động địa, đầy tính cách rùng rợn kinh hoàng này là như thế, họ đã ngỏ ý muốn và họ đã nhận được lời hứa đáp ứng thỏa đáng lời yêu cầu có lý của họ, như những gì Moisen nói với dân chúng trong Sách Đệ Nhị Luật ở Bài Đọc I hôm nay:

"Chúa là Thiên Chúa các ngươi, sẽ gầy dựng giữa các ngươi và giữa những anh em các ngươi, một tiên tri như ta: các ngươi sẽ nghe lời người, như các nguơi đã xin cùng Chúa là Thiên Chúa các ngươi ở Horeb khi có cuộc đại hội, và các ngươi nói rằng: Tôi không muốn nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa tôi nữa, tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết. Và Chúa phán cùng tôi: sự họ đã nói, là tốt. Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi; Ta sẽ đặt vào miệng người những lời của Ta, người sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta sẽ truyền cho người. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Ta mà người sẽ nói nhân danh Ta, chính Ta sẽ xét xử nó".

Ở đây, qua lời hứa với dân Do Thái về một "một tiên tri như ta" (tức như Moisen) như thế Thiên Chúa như muốn lập lại lời Ngài đã hứa với hai nguyên tổ ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15) về "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis" (ĐTC Gioan Phaolô II - nhan đề Thông Điệp đầu tiên ngày 4/3/1979), Đấng thuộc "giòng dõi người nữ". Và lời Ngài hứa ngay từ ban đầu với chung loài người và lời Ngài hứa với dân Do Thái qua Moisen trong Bài Đọc I hôm nay đã trở thành hiện thực "vào lúc thời điểm viên mãn" (Galata 4:4), tức "vào thời kỳ sau hết, Thiên Chúa đã nói với chúng ta nơi Người Con của Ngài" (Do Thái 1:1), chứ không phải "bằng nhiều thể nhiều cách khác nhau trong những thời gian đã qua" (Do Thái 1:1), và Người Con của Ngài "đã được hạ sinh bởi một người nữ, được sinh hạ dưới lề luật để cứu những ai bị lệ thuộc lề luật, hầu chúng ta được nhận lãnh thân phận làm dưỡng tử" (Galata 4:4-5).

Tuy nhiên, cho đến khi Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần này xuất hiện, nơi Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét, đóng vai "một tiên tri như (Moisen)", trong việc "nói cho họ biết tất cả những điều Ta sẽ truyền cho người", như Moisen lập lại lời Thiên Chúa về sứ vụ của vị tiên tri tương lai đầy hứa hẹn ấy với dân Do Thái trong bài Đọc I hôm nay, nhất là khi Vị Đại Tiên Tri Thiên Sai này nói cho họ biết tất cả sự thật về bản thân Người, thì dân Do Thái lại không chịu tin, lại tỏ ra hoàn toàn mâu thuẫn với cha ông của họ là thành phần sợ các cuộc thần hiển đầy rùng rợn đến chết được, như họ bày tỏ trong Bài Đọc I hôm nay; trái lại, họ còn lên án Người, ném đá Người và tìm cách sát hại Người nữa: "Ông chỉ là một con người mà cho mình là Thiên Chúa" (Gioan 10:33), và chính vì thế cuối cùng Người đã bị Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, sau khi nhân danh Thiên Chúa hỏi Người và được Người xác nhận Người là ai, thì đã vì Người mà vấp phạm: "Hắn lộng ngôn phạm thượng... Hắn đáng chết" (Mathêu 26:65-66).

Dân Do Thái mâu thuẫn và thật là mâu thuẫn ở chỗ đó. Nói đúng ra dân nào cũng vậy, cũng là người, cũng mang nhân tính nhiễm lây nguyên tội đầy mù quáng. Ở chỗ, họ chẳng những không chấp nhận Vị Thiên Chúa vô hình thần hiển đáng sợ, mà cũng chẳng chấp nhận Thiên Chúa hiện thân hữu hình như họ, sống gần gũi với họ. Đó là lý do câu xướng trước Bài Phúc Âm hôm nay mới được Giáo Hội chọn câu Phúc Âm của Thánh ký Gioan, liên quan đến cả mầu nhiệm nhập thể về phía Thiên Chúa lẫn điều kiện cứu độ bất khả thiếu về phía con người (ở những chi tiết được người viết gạch dưới): "Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta; những ai đón nhận Người, Người sẽ ban cho quyền làm con cái Thiên Chúa. - Alleluia" (xem Gioan 1:14 và 12).

Và đó cũng là lý do, về phía con người, Giáo Hội đã chọn những câu trong Thánh Vịnh 94 (1-2. 6-7. 8-9) để khuyên dân Chúa "đừng cứng lòng" khi "các bạn nghe tiếng Người" như sau:

1) Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.

2) Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.

3) Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta".

Thế nhưng, nếu vị Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm naytỏ lòng mong muốn "ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các bạn đừng cứng lòng", thì Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại, trong Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Corintô ở Bài Đọc II hôm nay nêu lên cho Kitô hữu một lối sống bình an tự tại, không bị chi phối bởi những lo lắng trần gian, nhờ đó mới có thể gắn bó với Chúa, một lối sống có thể nói là trinh khiết, hay của thành phần trinh nữ, như sau (người viết cố ý nhấn mạnh đến những chi tiết được gạch dưới):

"Anh em thân mến, tôi ước mong anh em khỏi phải lo lắng. Người không có vợ thì lo lắng việc Chúa, và tìm cách làm đẹp lòng Chúa. Nhưng người đã có vợ thì lo lắng việc đời này, và tìm cách làm đẹp lòng vợ mình, và họ bị chia xẻ. Cũng thế, người phụ nữ không có chồng và đồng trinh thì lo lắng việc Chúa, để nên thánh phần xác và phần hồn. Còn người phụ nữ đã có chồng thì lo lắng việc đời này, và tìm cách làm đẹp lòng chồng mình. Tôi nói thế vì ích lợi cho anh em, chứ không phải để gài bẫy anh em đâu, nhưng là để hướng dẫn anh em đến đời sống đoan chính và hoàn toàn khắng khít với Chúa".

Vấn đề được đặt ra liên quan đến Bài Đọc II hôm nay, một bài đọc được Giáo Hội chọn đọc để ngầm bảo với con cái của mình rằng chỉ có khi nào "hoàn toàn khắng khít với Chúa",

"khỏi phải lo lắng", như thành phần không vợ không chồng, như thành phần tu sĩ nam nữa sau này trong lịch sử Giáo Hội, thì như thế những ai sống theo ơn gọi vợ chồng khó nghe lời Chúa lắm sao, và vì thế sẽ khó nhận thức được những gì Chúa muốn và trọn vẹn đáp trả ý muốn của Thiên Chúa? Khách quan mà nói thì đúng như vậy. Đó là lý do, trong Bài Đọc I tuần trước, Thánh Phaolô đã khuyên Kitô hữu sống đời gia đình hãy sống ở thế gian như không thuộc về thế gian: "có vợ như không có vợ".

Nghĩa là vợ chồng hãy chấp nhận nhau trong Chúa và vì Chúa, nên có xẩy ra những gì khác nhau, nghịch nhau và thậm chí đụng nhau, họ vẫn có thể trung thành với nhau cho đến cùng. Chính khi vợ chồng sống đức ái trọn hảo, bằng đức tin sâu xa như thế, trong đời sống hôn nhân gia đình, là họ đã thực sự sống lời Chúa rồi vậy. Nhất là khi họ nhận biết Thiên Chúa tỏ mình ra qua các biến cố ngoài ý muốn của họ trong đời sống hôn nhân gia đình, những biến cố cũng là những gì Thiên Chúa muốn nói với con người, như việc Chúa Giêsu trừ thần ô uế trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Kitô muốn lập lại lời Người đã báo trước trong Bài Phúc Âm tuần trước rằng "Nước Thiên Chúa gần đến rồi" vậy.

Chính vì Chúa Giêsu Kitô chẳng những là "một tiên tri như (Moisen)" mà còn là chính "Lời đã có ngay từ ban đầu, Lời hằng ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa" (Gioan 1:1), "Lời (ấy) đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), nên khi "Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta (mới) kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ".

Cái "uy quyền" xuất phát từ Người qua lời "giảng dạy" của Người là do ba yếu tố bất khả thiếu sau đây: trước hết, xuất phát từ chính bản thân của Người là một Ngôi Vị Thần Linh, một Ngôi Vị đầy Thánh Linh, đầy sự sống, được tỏa ra từng lời nói, cử chỉ, tác hành và phản ứng của Người; sau nữa, xuất phát từ chính lời của Người, một lời chất chứa chính chân lý và là một chân lý có tác dụng "giải phóng" (Gioan 8:32) những tâm hồn nào khao khát chân lý, cởi mở và biết lắng nghe; sau hết, xuất phát từ chính các việc quyền năng Người làm, chẳng hạn như việc Người chữa lành và trừ quĩ, những việc đầy quyền năng có tác dụng tất yếu trong việc làm gia tăng thần lực cho lời giảng dạy của Người.

Phải chăng, chính vì thế mà trong Bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Marcô, ngay sau khi nhận định "người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Ðấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ", liền thuật lại việc Người cứu chữa một người bị thần ô uế ám như sau: "Ðang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: 'Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Ðấng Thánh của Thiên Chúa'. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: 'Hãy im đi và ra khỏi người này!' Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy".

Đúng vậy, nếu Thánh ký không cố ý sử dụng việc trừ thần ô uế ám của Chúa Giêsu để chứng tỏ cái "uy quyền" của Người nói chung và của lời Người nói riêng thì tại sao, ngay sau sự kiện trừ tà này của Chúa Giêsu, Thánh ký Marco cho biết thêm một chi tiết là lạ liên hệ tới lời giảng dạy của Người hơn là tới chính việc Người làm: "Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: 'Cái gì vậy? Ðấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người'. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa".

"Ðấy là một giáo lý mới ư?", dân chúng chứng kiến thấy việc Chúa Giêsu trừ tà nói như vậy, nói về "giáo lý", tức về những gì liên quan đến lời nói, đến lời giảng dạy hay đến giáo huấn của Người, chứ không phải họ nói rằng: Ðấy là một quyền năng mới ư? Bởi vì thứ "giáo lý" mới này, đối với dân chúng, ở nơi việc trừ tà của Chúa Giêsu, là những gì liên quan đến lệnh truyền của Người: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" đúng như họ đã cảm nhận: "Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người".

Thật thế, chính nhờ quyền lực vô song của "giáo lý mới" là lời Thiên Chúa mà nạn nhân bất hạnh trong Bài Phúc Âm hôm nay mới được trừ cho khỏi thần ô uế, ám chỉ các khuynh hướng trần tục đầy tính chất xấu xa hèn hạ nhơ nhớp, nhờ đó, Kitô hữu, như nạn nhân, mới có thể trở nên tinh tuyền, khỏi các đam mê nhục dục và tính mê nết xấu v.v., và mới có được một tấm lòng gắn bó với Chúa, không còn bận bịu lo toan trần tục, theo tinh thần  của Bài Đọc II hôm nay, để rồi, nhờ tấm lòng gắn bó với Chúa, theo chiều hướng của câu xướng trước Bài Phúc Âm hôm nay, họ mới dễ "đón nhận Người", nhờ đó, "Người sẽ ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa", nghĩa là được hiệp thông thần linh với "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14) - Alleluia".